Có nợ xấu đi VAY TÍN CHẤP có được không ?

Bạn đang có một khoản vay tín chấp ngân hàng gần đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa xoay sở được đủ tiền hay do công việc bận rộn, chuyến công tác bất ngờ khiến bạn bị lỡ hẹn với ngân hàng và dính vào nợ xấu.

Bạn đang thắc mắc không biết có được tiếp tục vay tín chấp khi có nợ xấu nữa không khi mà ngân hàng đã “ghi sổ” khoản nợ xấu của mình rồi?

1. Khi nào thì được coi là nợ xấu?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ chậm thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn từ 90 ngày trở lên tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính.

Thông tin về các khoản vay và thời gian thanh toán nợ vay của khách hàng sẽ được lưu tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Theo đó các tổ chức cho vay sẽ tra cứu thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng tại CIC để biết được khách hàng có nợ xấu hay không.

Lưu ý khoản nợ xấu này có thể là khoản nợ tại thời điểm hiện tại hoặc nợ trong quá khứ, khách hàng đã tất toán nhưng thông tin vẫn được lưu trên CIC.

Phân loại nhóm nợ

Tại Điều 10 Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước, nợ sẽ được phân chia ra thành 5 nhóm như sau:

  • Nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn.
  • Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý: là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày.
  • Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày.
  • Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Như vậy những khách hàng rơi vào nhóm nợ 3 trở lên sẽ được coi là có nợ xấu.

2. Vay tín chấp khi có nợ xấu là như thế nào?

Vay tín chấp khi có nợ xấu là hình thức vay vốn tín chấp khi khách hàng đang hoặc từng có nợ nhóm 3, 4 hoặc 5 trong 5 năm gần nhất.

Thực tế tất cả các ngân hàng và công ty tài chính hiện nay đều không cho những khách hàng có nợ xấu vay tín chấp vì mức độ rủi ro quá cao. Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt như trước đây khách hàng có ý thức trả nợ tốt nhưng vì lý do bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt nên dẫn tới việc mất khả năng thanh toán và hiện giờ tình hình tài chính của khách hàng được đánh giá là tốt thì có thể sẽ được xem xét cho vay.

3. Bị nợ xấu có vay tín chấp được không?

Tùy vào việc khách hàng đang được xếp vào nợ nhóm nào thì khả năng được duyệt vay tín chấp của khách hàng sẽ khác nhau:

  • Nợ nhóm 1: Nếu bạn bị xếp vào nợ nhóm này thì thực tế là bạn không bị coi là có nợ xấu. Tuy nhiên vì vay tín chấp sẽ yêu cầu khách hàng phải có uy tín cao, trách nhiệm và tính tự giác trong việc trả nợ. Do đó nếu như bạn thường xuyên chậm thanh toán từ 1-10 ngày thì khả năng được duyệt vay tín chấp của bạn sẽ ít nhiều giảm đi.
  • Nợ nhóm 2: Các ngân hàng hầu như không cho khách hàng vay tín chấp khi ở nợ nhóm 2, khả năng vay thế chấp sẽ cao hơn. Tuy nhiên bạn có thể vay tiền theo hình thức tín chấp tại các công ty tài chính. Có rất nhiều công ty tài chính cho vay với khách hàng nợ nhóm 2 vay.
  • Nợ nhóm 3, 4, 5: Nếu đang có nợ nhóm 3,4,5 thì gần như bạn sẽ không thể vay tín chấp được tại các tổ chức tín dụng chính thống như ngân hàng, công ty tài chính. Bạn sẽ phải đợi ít nhất 5 năm để hệ thống CIC cập nhật lại thông tin lịch sử nhóm nợ lúc đó mới có khả năng tiếp tục vay.

Sở dĩ các ngân hàng và các công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ như vậy là nhằm mục đích giảm rủi ro nợ xấu đến mức thấp nhất.

4. Có tổ chức nào cho vay tín chấp hỗ trợ nợ xấu không?

Trên thực tế vẫn có các tổ chức cho vay tín chấp xã hội đen hoặc các app cho vay online quảng cáo sẵn sàng cho khách hàng vay tín chấp dù có nợ xấu. Tuy nhiên mức lãi suất vay tại đây thường cao hơn nhiều lần so với lãi suất trên thị trường kèm theo các điều khoản vô lý về phí và lãi phạt. Vì vậy bạn tốt nhất không nên làm liều và vay theo các tổ chức này. Nếu như nhu cầu vốn quá gấp tốt nhất bạn nên hỏi vay của người thân, anh chị em, bạn bè trước.

5. Cảnh báo về dịch vụ xóa nợ xấu/xử lý nợ xấu

Trên mạng internet hiện nay xuất hiện nhiều lời quảng cáo chào mời các dịch vụ xóa nợ xấu trên CIC. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, các thông tin trên CIC được nhiều tổ chức, đơn vị kiểm soát do đó việc xóa nợ trên CIC là không thể.

Các thông tin trên CIC chỉ có thể sửa đổi nếu như có công văn của ngân hàng do đích thân Tổng Giám Đốc của ngân hàng đó ký và gửi CIC trong trường hợp:

  • Ngân hàng có sai sót về kỹ thuật dẫn tới nhầm ngày trả nợ của khách hàng dẫn tới việc chuyển nhầm nhóm nợ của khách hàng

Vì vậy mọi thông tin quảng cáo can thiệp, sửa đổi nhóm nợ trên CIC là hoàn toàn bịa đặt. Bạn chớ nên nghe theo để vừa mất tiền, vừa không được việc.

Như vậy có thể thấy vay tín chấp ngân hàng khi có nợ xấu là điều cực kỳ khó khăn. Do đó cách tốt nhất là bạn nên chú ý thanh toán đúng hạn, tránh để mình bị rơi vào nhóm nợ xấu ảnh hưởng tới uy tín và khả năng vay vốn sau này.

Gửi quý khách hàng Gbank thân mến, hiện Gbank cung cấp dịch vụ check nợ xấu với giá 100k/lượt, nếu quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ hotline hoặc inbox zalo 0788793939 để được hỗ trợ nhé.

Gửi đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *