Nợ Xấu Còn Được Vay Không?

Khi nào được coi là nợ xấu ?

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi được hiểu như các khoản nợ dưới chuẩn, thời gian trả nợ quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay.

Đây là khoản nợ mà bên đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể chi trả cho bên vay khi đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng hay còn được hiểu là khoản vay quá thời hạn khi chúng ta vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng. Nợ xấu bao gồm 5 nhóm khác nhau, tùy thời gian mà phân mức nặng nhẹ. Nhưng từ nhóm nợ xấu 3 đến 5 được coi là nhóm nợ nặng và gặp rất nhiều khó khăn.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):

● Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
● Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

● Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

● Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn):

● Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 360 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

● Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Vậy nợ xấu có ảnh hưởng gì đến mỗi người?

Khi khách hàng dính phải nợ xấu mặc dù trong đời sống bình thường không có ảnh hưởng gì quá nhiều. Tuy nhiên, khi chúng ta có việc cần đến vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc mua trả góp. Lúc này không có bất kỳ một tổ chức nào cho người nợ xấu tham gia vay tiền. Bởi lịch sử tín dụng của bạn đã không còn uy tín nữa. Nếu muốn tiếp tục tham gia vay thì phải thanh toán hết cả số nợ gốc, lãi và chờ đợi thời gian với nhiều tháng liền để có thể làm sạch sẽ với phần hồ sơ gốc đã bị dính hồ sơ nợ xấu theo luật tín dụng nên vấn đề này rất quan trọng khi mỗi người trong chúng ta nếu đang cần vay tiền để có trang trải vấn đề chúng ta cần giải quyết.

Nhìn chung việc nợ xấu rất khó khăn và không ai muốn dính đến. Nhưng khi bạn đã được thông báo là đang nợ xấu. Chúng ta cũng không cần phải quá hoảng loạn. Thay vào đó hãy từng bước làm theo hướng dẫn xử lý nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu có được vay thế chấp ngân hàng không?

Thông thường khi vay thế chấp, thông tin giao dịch về các khoản vay, thông tin của bên đi vay được thông tin qua CIC (Trung tâm tín dụng Quốc Gia). Dựa vào các thông tin này, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.

Với nợ xấu nhóm 1: Nếu bạn bị xếp vào nhóm này thì vẫn có khả năng tiếp tục xin vay và khả năng phê duyệt khoản vay tiếp theo cao hơn so với các nhóm còn lại. và bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe hơn so với những người không vướng nợ xấu. Trong trường hợp bạn thuộc nợ xấu Nhóm 1 nhưng việc trả nợ chậm diễn ra không thường xuyên và liên tục, SHB Finance vẫn có thể tạo điều kiện cấp vốn cho bạn như khách hàng không bị nợ xấu.

Với nợ xấu nhóm 2: Tùy từng mức độ trả quá hạn của khách hàng có thường xuyên hay không. Nếu như việc thanh toán chậm xảy ra liên tục thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể chậm trả 5 đến 7 ngày, nguy cơ cao có thể rơi vào nhóm 2.

Với nợ xấu Nhóm 3, Nhóm 4 và Nhóm 5: thông thường các ngân hàng sẽ không cho bạn vay vốn, vì có quá nhiều rủi ro được đánh giá rằng bạn khó có khả năng trả được nợ. Thậm chí, ngay cả khi bạn chọn vay thế chấp tài sản (thay vì vay tín chấp) thì vẫn rất khó cho ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản hay những thủ tục khác, nên khả năng bạn được vay cũng không cao. Bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.

Vậy đâu là cách giải quyết tốt nhất khi nợ xấu mà vẫn muốn vay tiền

#1 Liên hệ và thương lượng với ngân hàng

Khi đã có thông báo nợ xấu từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Bạn không nên chần chừ không thanh toán khoản vay của mình. Hãy liên hệ với ngân hàng để thông báo về tình hình tài chính của bạn. Sau đó hai bên sẽ có phương án giải quyết hợp lý.

Nếu như khách hàng bị nợ xấu có tài khoản thế chấp có khoản vay. Chúng ta càng phải nhanh chóng liên hệ với ngân hàng. Tránh trường hợp ngân hàng sẽ gửi hồ sơ ra toàn lúc đó tài sản mang ra thế chấp có nguy cơ bị tịch thu.

Khi đã dính tới pháp luật tài sản thế chấp sẽ bị đấu giá với giá thấp. Và khoản tiền dó sẽ được dùng vào việc thanh toán nợ gốc, lãi cùng với phí phạt của khoản vay. Nhìn chung chỉ thấy hại nhiều hơn lợi.

Chính vì lý do đó, chúng ta hãy liên hệ với ngân hàng để báo cáo tình hình tài chính. Đồng thời cũng xin cơ cấu lại khoản vay một cách hợp lý nhất.

#2 Thanh toán khoản vay quá hạn

Nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nợ xấu là khoản vay của bạn đã quá hạn. Nếu như đang ở nhóm nợ xấu 1 thì chỉ bị chịu phí phạt sau đó nợ xấu sẽ được xóa ngay lập tức.

Nhưng nếu như bạn đang ở nhóm nợ xấu 2 trở đi. Lúc này chúng ta vừa bị phạt và cũng vừa dính nợ xấu. Mức phí phạt phát sinh sẽ được tính theo 150% lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Và cách duy nhất để các bạn có thể xóa nợ xấu rút ngắn thời gian nợ xấu trên CIC, đồng thời giảm thiểu tối đa số tiền phạt phải chịu. Hãy thanh toán số tiền quá hạn trong quý đó ngay lập tức. Thời gian xóa nợ xấu sẽ được tính từ khi bạn thanh toán tiền cho ngân hàng.

Cách xử lý nợ xấu ngân hàng chỉ có duy nhất một cách là thanh toán khoản nợ quá hạn. Ngoài ra không còn bất cứ cách nào khác, hiện nay trên mạng đang có một số dịch vụ xóa nợ xấu. Tuy nhiên hoàn toàn không có đâu nhé, mọi người không nên tin để bị lừa đảo.

Trên đây là những điều mà GBANK muốn gửi đến các bạn.

Các bạn muốn biết thêm thông tin hoặc cần một công ty uy tín nhiệt tình tư vấn về các khoản dịch vụ vay thì hãy liên hệ với công ty chúng tôi ngay hoặc có thể để lại thông tin với chúng tôi để GBANK có thể hỗ trợ cho các bạn tốt nhất có thể.

Gửi đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *