Lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất 10/2022

Khi có nhu cầu vay vốn, lãi suất vay ngân hàng cao hay thấp là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời. Ngoài ra, gbank còn cung cấp các thông tin hữu ích về vay tín chấpvay thế chấp – hai hình thức vay phổ biến nhất hiện nay.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Khi vay ngân hàng, số tiền vay sẽ được ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định, điều này có thể gọi là lãi suất vay ngân hàng. Tùy vào số tiền, thời gian và ngân hàng mà bạn chọn vay sẽ có mức lãi suất khác nhau. Từ số tiền ban đầu cộng với phần lãi suất (thường được tính theo năm) mà ngân hàng sẽ tính được số tiền khách hàng phải trả hàng tháng.

Hình thức vay phổ biến nhất hiện nay được nhiều ngân hàng áp dụng chính là vay tín chấpvay thế chấp. Mỗi hình thức sẽ có mức lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

Vay tín chấp

Đối với hình thức vay tín chấp, khách hàng sẽ không cần tài sản đảm bảo hay bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét độ uy tín của từng cá nhân và mức thu nhập trung bình của người đó để quyết định hạn mức và thời gian được vay. Hình thức này thường phù hợp với những người có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ đời sống như du lịch, cưới hỏi, mua sắm các vật dụng có giá trị vừa và nhỏ,…

Thông thường, lãi suất vay ngân hàng theo hình thức vay tín chấp thường rơi vào khoảng 10 – 16%/năm nếu có ưu đãi. Khi hết ưu đãi, ngân hàng sẽ có thể áp dụng mức lãi suất từ 16 – 25%/năm.

Hình thức vay tín chấp sẽ cố định mức lãi suất trong khoảng thời gian vay vốn. Ngoài ra, với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, tức là tiền lãi sẽ được tính trên số tiền còn nợ thực tế sau khi đã trừ đi phần gốc mà cá nhân đã trả trước đó. Phương thức này đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dùng.

Vay thế chấp

Đối với vay thế chấp, cá nhân cần có tài sản đảm bảo trong thời gian vay. Mức lãi suất vay thế chấp sẽ giữ nguyên trong thời gian đầu, nhưng sau đó sẽ thả nổi theo thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng theo hình thức vay thế chấp có mức lãi suất dao động từ khoảng 10 – 16%/năm. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với nhiều người có nhu cầu vay mua nhà, vay mua xe hơi, vay du học, vay kinh doanh,… với khoản tiền vay lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, các ngân hàng thường áp dụng chính sách ưu đãi đưa mức lãi suất về mức thấp trong thời gian đầu, chỉ từ 6%/năm để thu hút khách hàng.

Phân loại lãi suất cho vay tại ngân hàng

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định có thể hiểu đơn giản là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi suất này thường được ngân hàng áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất cho vay trên hợp đồng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì lãi vay vẫn giữ nguyên 8%.

  • Ưu điểm: Bởi vì lãi suất giữ nguyên trong suốt kỳ hạn vay nên khách hàng có thể tính trước được các chi phí liên quan đến khoản vay. Tiền lãi không thay đổi ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.
  • Nhược điểm: Hạn chế của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ vẫn giữ nguyên mà không được giảm.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi có thể thay đổi, điều chỉnh theo thời gian tùy vào thị trường, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Lãi suất thả nổi thường được tính dựa vào lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất.

Ví dụ: Giả sử với thời gian vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 5.5%, biên độ lãi suất của ngân hàng là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9%.

  • Ưu điểm: Bởi vì lãi suất thả nổi sẽ điều chỉnh tăng giảm theo thị trường nên khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được giảm.
  • Nhược điểm: Khách hàng khó tính toán được chi phí vay do lãi suất thay đổi theo thị trường. Hơn hết khi lãi suất thị trường tăng thì lãi vay sẽ tăng cao gây bất lợi cho khách hàng.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất được kết hợp giữa thả nổi và cố định, thường được áp dụng cho các khoản vay trung bình hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua nhà trong 12 tháng đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + biên độ lãi suất. Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7%, biên độ lãi suất là 3% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7% + 3% = 10%.

  • Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm số tiền lãi phải trả trong thời gian vốn gốc còn cao.
  • Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi tiền lãi sẽ tính theo lãi suất thả nổi. Vậy nên khi lãi suất thị trường tăng thì lãi vay cũng sẽ tăng theo.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Theo dư nợ giảm dần

Với phương pháp tính lãi theo số dư giảm dần, tiền lãi chỉ được tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi trừ đi số tiền gốc bạn đã trả mỗi tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến được các ngân hàng sử dụng cho hình thức vay tiêu dùng đến cho vay sản xuất kinh doanh dưới hình thức thế chấp tài sản đảm bảo.

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay / Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng / Số tháng vay
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay / Số tháng vay

Ví dụ minh họa: Anh Nguyễn Văn A vay ngân hàng số tiền 20.000.000 đồng, kỳ hạn 12 tháng và lãi suất vay là 12%/năm.

Áp dụng công thức thì số tiền anh A phải trả theo hình thức trả lãi theo dư nợ giảm dần như sau:

  • Tiền gốc trả mỗi tháng = 20.000.000 / 12 = 1.666.000 đồng.
  • Tiền lãi tháng đầu = (20.000.000 x 12%) / 12 = 200.000.000 đồng.
  • Tiền lãi tháng thứ 2 = (20.000.000 – 1.666.000) x 12%/12 = 183.000.000 đồng.
  • Tương tự, bạn có thể tính lãi cho các tháng sau.

Bạn có thể theo dõi bảng sau đây để hình dung rõ nhất về số tiền lãi phải trả mỗi tháng.

STT Kỳ trả nợ Tiền gốc còn lại Gốc Lãi Tổng tiền
0 27/07/2022 20,000,000 0 0 0
1 27/08/2022 18,333,333 1,666,667 200,000 1,866,667
2 27/09/2022 16,666,666 1,666,667 183,334 1,850,001
3 27/10/2022 14,999,999 1,666,667 166,667 1,833,334
4 27/11/2022 13,333,332 1,666,667 150,000 1,816,667
5 27/12/2022 11,666,665 1,666,667 133,334 1,800,001
6 27/01/2023 9,999,998 1,666,667 116,667 1,783,334
7 27/02/2023 8,333,331 1,666,667 100,000 1,766,667
8 27/03/2023 6,666,664 1,666,667 83,334 1,750,001
9 27/04/2023 4,999,997 1,666,667 66,667 1,733,334
10 27/05/2023 3,333,330 1,666,667 50,000 1,716,667
11 27/06/2023 1,666,663 1,666,667 33,334 1,700,001
12 27/07/2023 0 1,666,667 16,667 1,683,334
TỔNG CỘNG 20,000,000 1.300.000 21.300.000

Tính trên dư nợ ban đầu

Cách tính trên dư nợ gốc là phương pháp tính lãi suất tính theo số tiền gốc không thay đổi hàng tháng. Nói một cách dễ hiểu là dù tiền gốc có giảm thì lãi vẫn được giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Công thức tính lãi trên dư nợ gốc như sau:

Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc * Lãi suất vay / Thời gian vay

Ví dụ minh họa:Anh Nguyễn Văn A vay 20.000.000 đồng, trong thời gian 12 tháng với lãi suất vay ngân hàng là 12%/năm.

  • Áp dụng công thức thì số tiền gốc anh A phải trả mỗi tháng: 20.000.000/12 tháng = 1.666.000 đồng.
  • Số lãi phải trả ngân hàng mỗi tháng là: (20.000.000 x 12%)/12 tháng =  200.000 đồng.
  • Tổng số tiền anh A phải trả hàng tháng là 1.866.000 đồng.

Bạn có thể theo dõi bảng sau đây để hình dung rõ nhất về số tiền lãi phải trả mỗi tháng.

STT Kỳ trả nợ Tiền gốc còn lại Gốc Lãi Tổng tiền
0 27/07/2022 20,000,000 0 0 0
1 27/08/2022 18,333,333 1,666,667 200,000 1,866,667
2 27/09/2022 16,666,666 1,666,667 200,000 1,866,667
3 27/10/2022 14,999,999 1,666,667 200,000 1,866,667
4 27/11/2022 13,333,332 1,666,667 200,000 1,866,667
5 27/12/2022 11,666,665 1,666,667 200,000 1,866,667
6 27/01/2023 9,999,998 1,666,667 200,000 1,866,667
7 27/02/2023 8,333,331 1,666,667 200,000 1,866,667
8 27/03/2023 6,666,664 1,666,667 200,000 1,866,667
9 27/04/2023 4,999,997 1,666,667 200,000 1,866,667
10 27/05/2023 3,333,330 1,666,667 200,000 1,866,667
11 27/06/2023 1,666,663 1,666,667 200,000 1,866,667
12 27/07/2023 0 1,666,667 200,000 1,866,667
TỔNG CỘNG 20,000,000 2,400,000 22,400,000

Sử dụng công cụ tính lãi vay

Để ước tính số tiền lãi và gốc phải trả hàng tháng của khoản vay, bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên trang web của ngân hàng hoặc các trang web tài chính khác. Cách sử dụng công cụ này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập số tiền vay, kỳ hạn vay, lãi suất và lựa chọn cách thức tính tiền lãi. Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn kết quả ước tính chi tiết về số tiền lãi bạn sẽ phải trả cho ngân hàng trong suốt kỳ hạn vay.

Lãi suất ngân hàng nào đang có lãi suất tốt nhất?

Bảng lãi suất vay 20 ngân hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất và cách tính lãi khác nhau tùy vào hình thức vay và thời hạn mà khách hàng vay.

Bảng lãi suất vay ngân hàng mới nhẩt (10/2022):

Ngân hàng Mức lãi suất Thời gian ưu đãi Ghi chú
Ngân hàng Standard Chartered 6.49% 12 tháng Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn lâu dài, lên đến 25 năm.

Xác định hạn mức vay vốn ngay khi chưa cần tài sản thế chấp của khách hàng.

Ngân hàng Shinhan Bank 6.9% 12 tháng Lãi suất thả nổi, được tính trên dư nợ giảm dần.

Tài trợ đến 70% giá trị TSĐB.

Thời hạn khoản vay lâu dài, lên tới 20 năm.

Không tính phí phạt khi trả nợ trước hạn sau 3 năm đầu tiên.

Ngân hàng Woori Bank 7% 12 tháng Thời gian vay vốn tối đa được 15 năm.

Chấp nhận cho vay bù đắp với thời gian không quá 12 tháng.

Ngân hàng Hong Leong Bank 7.75% 12 tháng Tài trợ lên đến 70% TSĐB.

Thời hạn khoản vay vốn lâu dài, lên tới 20 năm.

Tính lãi suất vay vốn cho khách hàng dựa trên dư nợ giảm dần.

Ngân hàng BIDV 7.8% 12 tháng Không mất phí định giá tài sản đảm bảo.

Tính lãi suất vay vốn cho khách hàng dựa trên dư nợ giảm dần.

Mức cho vay có thể lên tới tối đa 100%.

Thời hạn khoản vay lên tới 20 năm.

Ngân hàng HSBC 7.99% 12 tháng Có thể lựa chọn lãi suất cố định lên đến 3 năm.

Khoản vay có thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn trả góp có thể đạt tối đa 25 năm.

Ngân hàng NCB 7.99% 12 tháng Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Tài trợ lên đến 80% giá trị thẩm định của tài sản đảm bảo.

Tính lãi suất vay dựa trên dư nợ giảm dần.

Ngân hàng MSB 8% 12 tháng Khoản vay lên đến 20 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 20 năm.

Hạn mức cho vay lên đến 80% nhu cầu.

Ngân hàng Vietcombank 8.1% 12 tháng Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Có thể dùng chính bất động sản định mua làm tài sản đảm bảo.

Xác định hạn mức vay ngay khi chưa cần tài sản đảm bảo.

Ngân hàng Vietinbank 8.1% 12 tháng Khoản vay lên đến 10 tỷ đồng.

Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Có thể dùng chính tài sản khách hàng định mua làm tài sản thế chấp.

Xác định hạn mức vay vốn ngay khi chưa cần tài sản thế chấp của khách hàng.

Ngân hàng Techcombank 8.29% 12 tháng Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Xác định hạn mức vay ngay khi chưa cần tài sản thế chấp.

Ngân hàng SeABank 8.5% 12 tháng Khoản vay có thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn vay vốn lên đến 20 năm và có thể được ân hạn trả nợ gốc trong 12 tháng đầu tiên.

Ngân hàng OCB 8.68% 12 tháng Đáp ứng tối đa 100% tổng chi phí phương án vay vốn (có thêm tài sản đảm bảo).

Hồ sơ, thủ tục nhanh chóng.

Ngân hàng SHB 8.9% 12 tháng Tài sản thế chấp đa dạng.

Phương thức trả nợ linh hoạt cho người dùng.

Miễn phí cho khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử.

Miễn phí phát hành và phí thường niên năm đầu tiên đối với thẻ ghi nợ nội địa lần đầu và thẻ tín dụng quốc tế.

Ngân hàng PVcomBank 8.99% 12 tháng Thời hạn vay vốn của khách hàng tối đa 15 năm.

Hỗ trợ cho vay đa dạng, hầu hết các dự án BĐS trên thị trường.

Ngân hàng VPBank 9.5% 12 tháng Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Miễn phí trả nợ trước kỳ hạn từ sau năm thứ 4 trở đi.

Ngân hàng ACB 9.5% 12 tháng Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm.

Khoản vay có thể lên đến 80% giá trị tài sản.

Ngân hàng TPBank 10.5% 12 tháng Miễn phí trả nợ trước kỳ hạn sau 2/3 thời gian vay vốn.

Giải ngân ngay khi vừa ký hợp đồng mua bán công chứng.

Có thể vay tới 90% nếu khách hàng dùng tài sản đảm bảo khác đang sở hữu.

Ngân hàng Sacombank 11% 12 tháng Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Chấp nhận tài sản thế chấp là Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng bất động sản.

Miễn phí phạt đối với khách hàng thanh toán thêm phần nợ gốc tối đa 20 triệu đồng/kỳ.

Ngân hàng EximBank 11.5% 12 tháng Thời hạn vay vốn có thể đạt tối đa 25 năm.

Hỗ trợ lên đến 80% giá trị bất động sản định mua.

Giải ngân linh hoạt, nhận tiền trước khi hoàn thành thủ tục thế chấp.

Đến tháng 10/2022, lãi suất vay ngân hàng hình thức vay thế chấp, vay tín chấp dao động trong khoảng từ 6% – 11.5%, tùy từng ngân hàng. Trong đó, những ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất cho thời hạn vay 12 tháng: Standard Chartered, Shinhan Bank, Woori Bank.

Theo Thebank

Gửi đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *